Lỗ hổng bảo mật là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc tấn công mạng và nó đã gây ra nhiều thiệt hại cho các tổ chức, doanh nghiệp. Vậy lỗ hổng bảo mật là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Lỗ hổng bảo mật (tên tiếng Anh: vulnerability) là một khái niệm phổ biến trong giới công nghệ thông tin. Có thể hiểu khái niệm này ở nhiều nghĩa khác nhau, tuy nhiên đối với chuyên ngành công nghệ thông tin thì có thể hiểu đây được xem là điểm yếu về kỹ thuật của phần mềm, phần cứng, giao thức hay hệ thống thông tin mạng.
Theo Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST) có thể hiểu lỗ hổng bảo mật theo nghĩa tương tự. Điểm yếu trong hệ thống thông tin, quy trình bảo mật hệ thống, kiểm soát nội bộ hoặc công tác triển khai có thể bị khai thác bởi tác nhân gây hại.
Máy chủ (Server) là một dạng máy tính được kết nối với mạng máy tính hoặc internet, có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao. Trên đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.
Nói một cách đơn giản, máy chủ cũng là một dạng máy tính nhưng được thiết kế với chức năng vượt trội hơn và cấu hình mạnh hơn. Và nó được sử dụng cho nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu trong một mạng máy tính hoặc trên môi trường internet. Máy chủ là nền tảng của mọi dịch vụ trên internet, bất kỳ một dịch vụ nào trên internet như website, ứng dụng, trò chơi,… muốn vận hành cũng đều phải thông qua một máy chủ.
Theo trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) phát đi dự báo nguy cơ tấn công mạng diện rộng do các lỗ hổng mới trong Oracle WebLogic Server (máy chủ web dùng để triển khai các ứng dụng lớn và phức tạp).
Có nhiều lỗ hổng bảo mật có mức ảnh hưởng nghiêm trọng, nổi bật là 6 lỗ hổng bảo mật:
Trong đó, 3 lỗ hổng bảo mật CVE-2021-2394, CVE-2021-2397, CVE-2021-2382 có mức ảnh hưởng nghiêm trọng, cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa mà không cần xác thực.
Theo đánh giá sơ bộ, Oracle WebLogic Server được sử dụng rộng rãi ở các hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức ở Việt Nam, đặc biệt là cơ quan chính phủ, ngân hàng, tổ chức tài chính, tập đoàn, doanh nghiệp và các công ty lớn. Bộ Thông tin và Truyền thông dự báo những lỗ hổng này sẽ sớm có mã khai thác công khai trên internet và điều này có thể dẫn đến nguy cơ tấn công mạng trên diện rộng trong thời gian tới.
Việc giữ cho dữ liệu được an toàn và bảo mật là vấn đề trăn trở của không chỉ các cá nhân mà còn là vấn đề nhức nhối của tổ chức và doanh nghiệp. Vì thế việc xem xét áp dụng các giải pháp về bảo mật thông tin là một điều thật sự cần thiết cho doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài.
Nhận thấy được những khó khăn này của doanh nghiệp, GlobalChain đã xây dựng các giải pháp phần mềm và phần cứng bảo mật an toàn thông tin, chống vi phạm và đảm bảo quyền riêng tư cho các cá nhân và tổ chức doanh nghiệp.
Giải pháp giúp bảo mật thông tin, quyền riêng tư cho tổ chức doanh nghiệp (SSlolutions) được chia làm hai dòng sản phẩm sau:
Hy vọng những chia sẻ từ bài viết này sẽ giúp bạn cập nhật thêm nhiều thông tin về các vấn đề lỗ hổng bảo mật hiện nay và cách khắc phục.