Trong thời đại công nghệ số không ngừng phát triển, sự ra đời của blockchain đã mở ra một kỷ nguyên mới về sự bứt phá trong đời sống con người. Đặc biệt, trong những năm gần đây xu hướng “blockchain” càng trở nên phổ biến và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về blockchain và những ứng dụng thực tế của nó vào các ngành nghề hiện nay.
Tấn công mạng là mối đe dọa hàng đầu đối với thế giới kỹ thuật số. Điển hình như khi Equifax thông báo về vụ vi phạm dữ liệu khổng lồ vào năm 2017, đã ảnh hưởng đến 140 triệu người tiêu dùng. Nhưng với công nghệ blockchain có thể chấm dứt những cơn ác mộng về mối hiểm nguy tiềm ẩn đó. Nó có thể bảo mật dữ liệu, đảm bảo tính an toàn cao nhất, chống lại sự truy cập và giả mạo trái phép.
Blockchain cung cấp một cách thức an toàn và minh bạch để ghi lại các giao dịch mà không tiết lộ thông tin cá nhân cho bất kỳ ai. Blockchain làm cho tất cả thông tin được lưu trữ an toàn khi đều được xác minh và mã hóa bằng thuật toán. Guardtime – một ví dụ về một công ty sử dụng thành công an ninh mạng theo cách này.
Blockchain trong giáo dục đóng vai trò như “người trợ lý” đảm nhận lưu trữ một khối lượng lớn dữ liệu. Đồng thời ghi lại toàn bộ cơ sở dữ liệu chính xác và bảo mật cao về dữ liệu học tập và điểm số trên hệ thống học trực tuyến, đánh giá năng lực của một cá nhân dựa trên các yêu cầu tuyển sinh đầu vào. Blockchain có thể giúp hạn chế gian lận trong quá trình học tập, thi cử, giảm thiểu tình trạng khai gian về học vấn,…
Không chỉ vậy, thông qua chức năng hợp đồng thông minh, blockchain còn có thể tự động thực hiện các điều khoản của nội quy đào tạo, xử lý các trường hợp vi phạm nội quy, cải thiện các hạn chế trong quá trình giảng dạy khi cần thiết và học viên có thể đưa ra phản hồi.Với tính năng đồng bộ thông minh, các điều khoản về nội quy đào tạo sẽ được thực hiện tự động giúp xử lý những trường hợp vi phạm, nâng cao quy trình giảng dạy, phản hồi từ người học,…
Trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng, blockchain là một giải pháp tuyệt vời giúp giải quyết vấn đề bảo mật dữ liệu người dùng, tham nhũng, lạm quyền… Blockchain sẽ “gián tiếp” tham gia vào hệ thống ngân hàng thương mại bằng cách cung cấp một hệ thống thanh toán ngang hàng với độ bảo mật cao và chi phí thấp, tối thiểu hóa rủi ro.
Blockchain có khả năng hỗ trợ quá trình xác thực thông tin khách hàng, triển khai tín dụng trực tiếp mà không cần qua trung gian. Đồng thời quản lý và hạn chế rủi ro về trục trặc kỹ thuật và vỡ nợ trước khi thực hiện giao dịch.
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ blockchain trong lĩnh vực y tế đã tạo nên nhiều đột phá mới góp phần đơn giản hóa, tinh gọn quá trình xử lý hồ sơ dữ liệu. Blockchain tham gia thay đổi lĩnh vực y học, bộ gen, y tế từ xa, giám sát từ xa, y tế điện tử, khoa học thần kinh và các ứng dụng chăm sóc sức khỏe được cá nhân hóa, bằng cơ chế đồng thuận và bảo mật dữ liệu mà người dùng có thể tương tác thông qua các giao dịch. Giữ bí mật thông tin hồ sơ y tế cá nhân là mối quan tâm hàng đầu, vì vậy công nghệ blockchain lại càng là sự lựa chọn ưu tiên cho vấn đề này.
Ngoài ra công nghệ blockchain cũng có thể kiểm soát được vấn đề thuốc giả mà tưởng chừng như rất khó phân biệt bằng cách sử dụng các giao thức quản lý chuỗi cung ứng và có thể truy xuất nguồn gốc thuốc. Ví dụ: United Healthcare đã cải thiện quyền riêng tư, bảo mật và khả năng tương tác của hồ sơ y tế bằng công nghệ blockchain.
Trong thời đại công nghệ 4.0, đặc biệt ngành quản lý chuỗi cung ứng blockchain cung cấp tính minh bạch vĩnh viễn và xác thực các giao dịch được chia sẻ bởi nhiều đối tác. Nói cách khác, sử dụng blockchain cho công việc quản lý chuỗi cung ứng cho phép bạn tìm kiếm thông tin bạn cần và luôn tìm ra câu trả lời phù hợp. Blockchain giải quyết nhanh gọn những vấn đề thách thức trong logistics như độ trễ trong giao nhận hàng, mất các giấy tờ, chứng từ, tài liệu, nguồn gốc sản phẩm không rõ ràng,…
Blockchain được ứng dụng như một cuốn sổ cái ghi chép thông tin một cách minh bạch, chính xác với tính bảo mật cao. Nó cho phép quản lý hồ sơ về từng mặt hàng, vị trí của nó, cách xử lý, mọi thiệt hại trong quá trình phân phối, ra vào kho,… từ đó hỗ trợ hiệu quả cho chuỗi quy trình.
Trong ngành công nghiệp không khói, blockchain lại càng là công cụ tuyệt vời cho phép các hoạt động, trải nghiệm được diễn ra thông suốt và trực tiếp. Blockchain có thể giúp việc truy cập và lưu trữ những thông tin quan trọng trở nên dễ dàng và đáng tin cậy hơn, vì giờ đây trách nhiệm lưu trữ nó được san sẻ ra toàn bộ mạng lưới.
Chúng ta không thể phủ nhận rằng ngành du lịch càng trở nên đơn giản khi có sự tham gia của blockchain trong việc quản lý check in/ check out, thanh toán an toàn, dễ dàng theo dõi, chạy chương trình khuyến mãi chăm sóc khách hàng trung thành và khai thác khách hàng tiềm năng mới thông qua công nghệ thú vị này.
Ngành bất động sản cũng không là ngoại lệ. Trước đây, việc giao dịch các tài sản có giá trị cao như bất động sản không được thực hiện thường xuyên thông qua các kênh kỹ thuật số. Các giao dịch bất động sản thường được giải quyết trực tiếp với các đơn vị khác nhau. Tuy nhiên, blockchain đã làm thay đổi điều này, nó giúp mã hóa thành các token kỹ thuật số rao bán công khai trên các ứng dụng.
Đồng thời blockchain mang đến trải nghiệm hoàn toàn mới với tiềm năng thay đổi cục diện, bằng cách số hoá giao dịch, giảm thời gian hoàn thiện, chi phí thủ tục, đồng thời tăng tính minh bạch và an toàn.
Công nghệ blockchain sẽ tạo nên thành công cho marketing và quảng cáo nếu marketer biết tận dụng sức mạnh và khai thác hợp lý mạng dữ liệu phân tán này. Bên cạnh những đặc tính quá quen thuộc của blockchain như: chuỗi liên kết, xử lý và lưu trữ khối lượng lớn dữ liệu thông qua số cái phân tán, tính bảo mật và minh bạch,… thì trong marketing, blockchain tạo ra những ứng dụng thực tiễn chuyên biệt khác.
Blockchain giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, thu thập dữ liệu khách hàng, phân tích tâm lý, hành vi người tiêu dùng; hỗ trợ xác thực tương tác ảo trong các chiến dịch quảng cáo. Ngoài ra, blockchain còn tạo ra token cho khách hàng sử dụng được trong chương trình chăm sóc khách hàng trung thành hoặc VIP, ngăn chặn việc sử dụng data bất hợp pháp, chống gian lận sản phẩm bằng cách thức kiểm duyệt tự động đảm bảo tính chính xác, an toàn cao.
Blockchain hứa hẹn cải thiện truy xuất nguồn gốc, quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm, chuỗi phân phối hàng tồn kho, đảm bảo công khai, minh bạch trong chuỗi giá trị công nghiệp. Với việc tích hợp công nghệ mới quá trình lưu trữ thông tin hàng hóa, quy trình chăm sóc, các tiêu chuẩn chung trong ngành. Đặc biệt, blockchain kiểm soát, theo dõi quá trình trên cơ sở công khai minh bạch và đóng vai trò quan trọng trong chống gian lận thực phẩm, giúp ngăn chặn việc tước đoạt giá và thanh toán chậm, giảm bớt chi phí giao dịch.
Tóm lại, công nghệ blockchain đã và đang góp mặt trong hầu hết các lĩnh vực, ngày càng khẳng định vai trò, tầm quan trọng của mình trong thực tiễn cuộc sống. Tại Việt Nam, công nghệ blockchain được ứng dụng chủ yếu trong các lĩnh vực: dịch vụ tài chính (hơn 83%), chuỗi cung ứng (40%), dịch vụ công cộng (30%), năng lượng (30%), giáo dục (30%),… Suy cho cùng blockchain là kho tàng quý giá và hiệu quả cao hay thấp tùy thuộc vào cách sử dụng của mỗi doanh nghiệp. Tận dụng tốt, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng vươn lên dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.